Tổng quan Đội_tuyển_bóng_đá_U-23_quốc_gia_Việt_Nam

Dưới sự dẫn dắt của Quản Trọng Hùng và trợ lý Đoàn Phùng, U-23 Việt Nam dự giải đấu đầu tiên với vòng loại Olympic Sydney 2000. Đội chưa bao giờ vượt qua vòng loại Thế vận hội. Sau giải U-23 châu Á 2018 trở thành đội bóng Đông Nam Á đầu tiên góp mặt ở trận chung kết cấp châu lục, U-23 được trao Huân chương Lao động hạng Nhất theo Quyết định 125 do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký.[2]

SEA Games 21 là kỳ SEA Games đầu tiên đội dự và bị loại từ vòng bảng; sau đó đăng cai SEA Games 22, cùng với kỳ 23 đều thua Thái Lan chung kết; kỳ 2426 thì đều đứng thứ tư còn kỳ 25 là lần thứ ba về nhì. Đội dừng bước ở vòng bảng kỳ 27 và đoạt huy chương đồng kỳ 28. Sau kỳ SEA Games 29 đáng thất vọng của ĐT U22 Việt Nam khi dừng bước ngay ở vòng bảng, U22 Việt Nam cuối cùng đã giành tấm huy chương vàng cao quý nhất lần thứ hai của SEA Games 30 kể từ lần đầu tiên là vào năm 1959. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức giải đấu SEA Games 31 tổ chức ở Hà Nội.

Hai lần đầu dự Á vận hội môn bóng đá nam, Việt Nam đều dừng bước ở vòng bảng. Kỳ 2010, đội lọt vào vòng 1/8 (hay còn gọi là vòng 16 đội) và để thua Triều Tiên. Tại Á vận hội 2014, Việt Nam đứng đầu bảng và đều thắng cả 2 đối thủ là IranKyrgyzstan, thầy trò HLV Toshiya Miura để thua UAE vòng 1/8. Miura cũng dẫn đội dự VCK U-23 châu Á 2016 và toàn thua cả giải đấu ở vòng bảng và về nước. Giải này năm 2018, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, Việt Nam lọt vào vòng đấu loại trực tiếp, trải qua 3 trận đấu dài 120 phút liên tiếp hạ gục Iraq, Qatarloạt sút luân lưu rồi thua Uzbekistan ở phút cuối hiệp phụ trận chung kết. Đội đứng thứ tư Á vận hội cùng năm sau khi thua Hàn Quốc ở trận bán kết 1-3 và thua UAE trên loạt sút luân lưu trận tranh hạng 3. U-23 châu Á năm 2020, đội lần lượt cầm hòa UAE và Jordan cùng với tỉ số 0-0, sau đó thua ngược 1-2 trước Triều Tiên và bị loại từ vòng bảng.